Cây cảnh, thường được gọi là cây kiểng, là một số loài thực vật được chăm sóc và tạo dáng tinh tế, thường được sử dụng làm cây cảnh trong trang trí ngoại thất. Việc trang trí cây cảnh nhằm thể hiện sự sáng tạo và tâm hồn của người trồng thông qua việc sắp đặt một cách tỉ mỉ mà vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên. Thân cây thường được uốn thành nhiều dáng khác nhau, gọi là “thế,” và kết hợp với chậu, đất hoặc nước để tạo ra môi trường lý tưởng cho cây.
LỊCH SỬ
Cây cảnh bonsai có nguồn ở phương Đông, chủ yếu là ở Trung Quốc, và nay đã đi vào một phần của cuộc sống như một thú chơi. Các nghệ nhân đã gửi gắm vào cây cảnh tình cảm, quan niệm thẩm mỹ, tinh thần yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước để tự khẳng định và hoàn thiện mình. Nghệ thuật chơi cây cảnh có tính quần chúng rộng rãi, tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc đáo, tính triết học sâu sắc tính sáng tạo mới mẻ, tính kinh tế cao.
Ở Việt Nam, từ cây cảnh được dùng phổ biến hơn, cách gọi bonsai chủ yếu ở các tỉnh thành phía nam. Mới đây, cách gọi mới được khá nhiều người tán đồng ủng hộ là “Cây cảnh nghệ thuật”.
ĐẶC ĐIỂM
Trong nghệ thuật trồng cây cảnh, gốc của cây luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Gốc càng lớn càng cho thấy cây đã tồn tại qua nhiều năm. Nếu gốc có nhiều rễ nổi và rễ sum suê, thì cây trở nên nguyên sơ và đẹp mắt hơn. Đối với cây trồng trong chậu, nên giữ nguyên dạng của gốc, trừ khi đó là một số loại cây quần tụ. Chiều cao và bề rộng của cây cần được thiết kế sao cho tương xứng và hài hòa với nhau. Thân cây có thể mang dáng vẻ mềm mại, uốn cong hoặc thẳng tắp, tùy thuộc vào loại cây và kiểu dáng cụ thể. Các cành của cây cần được bố trí hợp lý, tránh gò bó và tạo ra một cấu trúc cân đối.
Tuổi đời của cây càng lớn, giá trị của nó càng cao. Cây cảnh đẹp thường là những cây cổ thụ, nhưng chúng được tạo thành sao cho nhỏ gọn, để thể hiện ý nghĩa về sự tồn tại và thời gian. Tùy thuộc vào loại cây, chúng cần được trồng trong các chậu thích hợp và phù hợp với kích thước cây. Chậu cảnh đẹp có thể làm tôn thêm giá trị thẩm mỹ cho cây. Khi chơi cây cảnh, việc đặt chúng ở vị trí phù hợp, bất kể cây lớn hay nhỏ, phù hợp với không gian của bạn, là điều quan trọng để bạn có thể thưởng thức cây cảnh mọi lúc.
CÂY CHỨA ĐỘC TỐ
Phần lớn cây cảnh không có chứa độc tố, nhưng vẫn số một số loài đang được trồng ở Việt Nam có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Một số loài không nên trồng trong nhà hoặc nơi cộng cộng để tránh gây ngộ độc nếu tiếp xúc phải. Ví dụ như: Trúc đào, mã đào, hoàng nàn, hoa sứ, hoa đỗ quyên, hoa tử đằng, hoa cẩm tú cầu,..
Lưu ý:
- Cây cảnh có khả năng sinh sản hữu tính (hạt và quả) và vô tính (chiết cành, giâm cành)
- Cây luôn sinh trưởng và phát triển qua các năm.
- Cây cảm ứng và phản ứng tùy theo từng kích thích và biến đổi trong môi trường sống của chúng.
- Cây là sinh vật sống nên có quá trình trao đổi chất với môi trường (quang hợp và hô hấp).
- Cây có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, đặc trưng cho từng loài.
MUA CÂY CẢNH NHẬT BẢN Ở ĐÂU – ĐỊA CHỈ UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
Hệ thống vườn tùng Toàn JP chuyên cung cấp tùng la hán Nhật, thông đen, tùng xà, tùng cối, hoa đỗ quyên, hoa trà, tường vi, hoa mộc lan, … các sản phẩm bằng đá như các bộ bàn ghế bằng đá, đèn đá, đá đường đi, đá lát,… Tất cả sản phẩm đều nhập khẩu 100% từ Nhật Bản. Liên hệ ngay hôm nay để nhận tư vấn chi tiết. Hotline: 0961.507.272.
Vườn 1: Chân cầu Nhật Tân, Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội.
Vườn 2: Trường Sa, Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội.
Vườn 3: Ngã tư Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội.
Vườn 4: Đường Lý Thánh Tông, Cổng 12C Vinhomes OceanPark, Gia Lâm, Hà Nội.
Vườn 5: Lô A5 Phạm Văn Đồng, Sơn Trà, Đà Nẵng.
Vườn 6: 69 Mai Chí Thọ, An Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM.
CÁC DỰ ÁN KHÁC